Thursday, August 22, 2013

Nhạc Chọn Lọc


Ca sĩ Phạm Phương Thảo sinh năm 1982 - Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An... là ca sĩ đoạt giải 3 giải Sao Mai năm 2003 đồng thời cô cũng đoạt giải ca sĩ được khán giả yêu thích nhất của giải này.



Hà Nam Quê Hương Tôi / Tân Nhàn 



Khúc Hát Sông Quê / Anh Thơ 




Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tỉnh / Phạm Phương Thảo 


Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận Thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi XuânCan Lộc. Toạ độ từ 105 41’ đến 105 55’ kinh đông và từ 18 28’ đến 18 39’ vĩ bắc. Cách thành phố Vinh khoảng 10 km về hướng Nam. Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam. Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7-1836).

Thị xã Hồng Lĩnh là một đô thị trung tâm phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm phía bắc tỉnh, nơi có dòng sông Lam và dãy núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn nổi tiếng.
Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở toạ độ 105,45 kinh độ đông - 18,32 vĩ độ bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1A và 8A.
Phía bắc giáp huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), phía đông giáp huyện Nghi Xuân, phía tây giáp huyện Đức Thọ, phía nam giáp huyện Can Lộc.
Trung tâm Thị xã cách Thành phố Vinh 15 km về phía bắc và Thành phố Hà Tĩnh 35 km về phía Nam, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 92 km về phía Tây;
Hồng Lĩnh là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.
Nội thị có các phường: Bắc Hồng, Nam Hồng, Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu.
Ngoại thị có các xã: Thuận Lộc
Hồng Lĩnh từ thời Văn Lang là một phần của bộ Việt Thường, tương truyền trước thời Văn Lang có nước Việt Thường (Việt Thường quốc) đóng đô ở Ngàn Hống (Hồng Lĩnh), sử cũ Trung Hoa có chép vào thời Chu Thành Vương (1042TCN-1021TCN) có người ở Việt Thường mang chim Trĩ trắng đem cống. Có thuyết cho rằng sau thời kỳ tồn tại của Việt Thường quốc với trung tâm ở Ngàn Hống, đến thời Văn Lang kinh đô của người Việt cổ chuyển ra Phong Châu (Phú Thọ) khi đó Việt Thường trở thành một trong 15 bộ của nước Văn Lang

Thời Hán thuộc quận Cửu Chân, thời độc lập thuộc vào xứ Nghệ An, đến thời vua Minh Mạng thuộc tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 02 tháng 03 năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức Thuận, xã Trung Lương; 29,02 ha diện tích tự nhiên với 389 nhân khẩu của xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Di tích và danh thắng
Đền thờ Song Trạng ở xã Đức Thuận
Đền thờ Bùi Cầm Hổ ở xã Đậu Liêu
Khu du lịch Suối Tiên trên núi Hồng Lĩnh
Núi Hồng Lĩnh: Là dãy núi có 99 ngọn thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết [Tiên giáng trần]). Phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Hồng Lĩnh là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam - Nguyễn Du, danh nhân văn hóa được thế giới kỷ niệm.
Danh thắng Chùa và Hồ Thiên Tượng.



Xa Khơi / Tân Nhàn 


Thơ Tình Cuối Mùa Thu / Tân Nhàn 


Em yêu anh như câu hò ví dặm / Anh Thơ 

Lời Người Ra Đi / Phạm Phương Thảo Phạm Phuơng Thảo Mai Em Về Hà Tỉnh Bai Ca Thong Nhat

No comments:

Post a Comment